Sinh lý học Phản ứng chiến-hay-chạy

Hệ thần kinh tự chủ

Xem thêm thông tin: Hệ thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát phần lớn các hành động vô ý thức và điều chỉnh nhịp tim, tiêu hóa, hô hấp, phản ứng đồng tử, tiểu tiện, và kích thích tình dục. Hệ thống này là cơ chế chủ yếu để kiểm soát phản ứng chiến-hay-chạy. Vai trò của hệ thần kinh tự chủ được thể hiện thông qua của hai thành phần khác nhau: hệ thần kinh giao cảmhệ thần kinh đối giao cảm.[7]

Hệ thống thần kinh giao cảm

Xem thêm thông tin: Hệ thần kinh giao cảm

Hệ thần kinh giao cảm xuất phát từ dọc tủy sống với chức năng chính là kích hoạt các thay đổi sinh lý xảy ra trong đáp ứng chiến-hay-chạy. Hệ thần kinh này sử dụng và kích hoạt giải phóng norepinephrine trong quá trình phản ứng.[8]

Hệ thần kinh đối giao cảm

Hệ thần kinh đối giao cảm xuất phát từ đốt xương cùng tủy sốnghành não, về mặt vật lý là bao quanh gốc của hệ giao cảm, và hoạt động phối hợp với hệ thần kinh giao cảm. Chức năng chính của hệ này là kích hoạt phản ứng "nghỉ ngơi và tiêu hóa" và đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng nội môi hoặc phản ứng chiến-hay-chạy. Hệ thống này sử dụng và kích hoạt giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine.

Phản ứng

Các đáp ứng chiến-hay-chạy (tiếng Anh)

Phản ứng bắt đầu ở hạch hạnh nhân ở trên não, khiến gây ra phản ứng thần kinh ở vùng dưới đồi. Phản ứng khởi động được theo sau bởi sự kích hoạt tuyến yên và giải phóng hormone ACTH.[9] Tuyến thượng thận cũng được kích hoạt gần như đồng thời, thông qua hệ thần kinh giao cảm, và giải phóng hormone epinephrine. Việc giải phóng các chất truyền tin hoá học này dẫn đến tăng sản xuất hormone cortisol, làm tăng huyết áp, đường huyết, và ức chế hệ miễn dịch [10]. Các phản ứng khởi động và phản ứng theo sau được kích hoạt với cùng mục đích là đẩy mạnh, tăng cường tạo ra năng lượng. Sự gia tăng năng lượng này có được nhờ epinephrine liên kết với thụ thể tế bào gan làm tăng lượng glucose sau đó [11]. Ngoài ra, cortisol còn có tác dụng sử dụng các axit béo để tạo nên thế năng, giúp cơ thể sẵn sàng đáp ứng.[12] Các hormone catecholamine, chẳng hạn như adrenaline (epinephrine) hoặc noradrenaline (norepinephrine), tạo ra các phản ứng tức thời liên quan đến việc chuẩn bị cho cho các hoạt động cơ mạnh mẽ và:[13]

Chức năng của các thay đổi sinh lý

Các thay đổi sinh lý xảy ra trong đáp ứng chiến-hay-chạy được kích hoạt giúp cơ thể tăng cường sức mạnh và tốc độ để sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ trốn. Một số thay đổi sinh lý cụ thể cùng chức năng trong đáp ứng có thể kể đến:[14][15]

  • Tăng lưu lượng máu đến các cơ được kích hoạt bằng cách chuyển dòng máu từ các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tăng huyết áp, nhịp tim, đường huyết và chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Tăng cường chức năng đông máu của cơ thể để ngăn ngừa sự mất máu quá mức trong trường hợp có chấn thương kéo dài trong suốt quá trình đáp ứng.
  • Tăng trương lực cơ để cung cấp thêm tốc độ và sức mạnh cho cơ thể.